Bàn luận Trận_Tuyên_Quang_(1884)

Trích Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II:

Từ đầu năm 1884, chiến sự diễn ra ngày một thêm ác liệt trên chiến trường Bắc Kỳ. Khắp nơi, Pháp bị nghĩa quân tự động nổi dậy chặn đánh quyết liệt, gây nhiều thiệt hại cho Pháp. Nhưng phần vì quân Thanh chỉ lo rút lui để bảo toàn lực lượng, phần vì triều đình Huế sẵn sàng giúp Pháp sớm ổn định tình hình, nên phong trào kháng chiến trên đã gặp không ít khó khăn.Và bấy giờ, mối lo ngại lớn nữa của Pháp vẫn là đội quân Cờ Đen của tướng Lưu Vĩnh Phúc. Chính đội quân này đã bao vây và công hãm thành Tuyên Quang suốt 9 tháng trời, giam chân một tiểu đoàn Pháp trong thành, mọi đường liên lạc với bên ngoài đều bị cắt đứt...[6]

Và của Tổng tập (tập I):

...Trận địa lôi ở Hòa Mục cũng như trận đánh hầm ở quanh thành Tuyên, đều đã nêu cao tên của Lưu Vĩnh Phúc. Ông chính là một vị tướng tài cao trí cả nhất nhì trong suốt thời kỳ 40 năm kháng Pháp của dân tộc Việt Nam....Quân của Sầm Dục Anh tuy đông mà vẫn bất động, chỉ xem Lưu đoàn và nghĩa quân Việt Nam giáp chiến với 5.000 quân Pháp. Rồi sau đó, lại kéo nhau chạy làm nao núng hàng ngũ của Lưu, cộng thêm quân của Lưu cũng đã hết đạn, nên phải lui ra đóng ở ngòi Thanh Thủy....Pháp ở thành Tuyên tuy được giải vây, nhưng khắp vùng sông Thao, sông Đà, sông Lô; cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam càng lên mạnh. Ngoài những cứ điểm thưa thớt, Pháp không cai trị được dân...[7]